Khi xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, lựa chọn vật liệu ốp sàn là một trong những vấn đề hàng đầu được nhiều gia chủ quan tâm. Mỗi vật liệu lại mang một màu sắc, một phong cách riêng cho công trình. Có loại hiện đại, có loại truyền thống, có mới lạ, cũng có vật liệu độc đáo. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng HiRon tìm hiểu 9 loại vật liệu ốp sàn phổ biến, phù hợp với hầu hết các phong cách thiết kế khác nhau.
1. Lựa chọn gạch men cho sàn nhà
Gạch men được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên như đất sét, thạch cao, cao lanh. Bên cạnh đó, loại gạch này được tráng một lớp men phủ lên trên bề mặt giúp tạo độ bóng. Xét về tính thẩm mỹ, gạch men được xem là một trong những vật liệu ốp sàn đa dạng về mẫu mã. Chẳng hạn như gạch men bóng hay gạch men mờ với nhiều tông màu khác nhau: trầm, màu tối, giả bê tông mài đem đến vẻ huyền bí, sang trọng.

Gạch men có độ tương phản với ánh đèn, giúp tạo hiệu ứng ánh sáng tốt cho không gian. Đặc biệt, gạch men cũng được đánh giá cao về độ bền màu, ít bị trầy xước, do vậy gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm khi lát sàn bằng vật liệu này. Ngoài phong cách tối giản thường thấy, gạch men còn phù hợp với cả phong cách Scandinavian, phong cách hiện đại hay Retro,…
2. Gạch ceramic
Đây là loại gạch phù hợp với hầu hết các phong cách thiết kế. Từ truyền thống cho đến hiện đại, từ châu Âu sang đến châu Á. Gạch họa tiết ceramic có thể làm hài lòng kể cả những vị khách khó tính nhất. Dù bạn là người yêu thích sự nhẹ nhàng hay ưa chuộng sự độc đáo, mới mẻ, gạch ceramic đều là lựa chọn hàng đầu cho ngôi nhà của bạn.

Gạch ceramic là loại gạch có lớp lưng và mặt không cùng loại chất liệu. Bao gồm phần xương và lớp men mỏng tráng phủ trên bề mặt được in hoa văn với màu sắc và kích thước khác nhau. Tương tự như gạch men, gạch ceramic có độ bền cao, khả năng chống trơn trượt tốt, chống trầy xước và giá thành hợp lý.
3. Sàn bê tông mài
Sàn bê tông mài có đặc tính bề mặt sáng bóng, được mài nhẵn nhụi, loại bỏ những gồ ghề và được lấp đầy những lỗ nhỏ li ti bằng lớp phủ phụ gia. Điểm nổi bật của loại vật liệu này đó chính là “càng lau càng sáng bóng” độ phản chiếu cũng tốt hơn. Loại vật liệu ốp sàn này sẽ đem đến không gian sống sang trọng nhưng vẫn thể hiện được cá tính riêng của gia chủ.

Thông thường, bê tông mài thường được sử dụng trong phong cách Industrial. Tuy nhiên thời gian gần đây, loại vật liệu lát sàn này lại được ưa chuộng với nhiều phong cách thiết kế khác nhau và mang đến kết quả ấn tượng không kém. Xét về chi phí, đây là loại vật liệu tiết kiệm và có độ bền cao. Nhưng sự trơn trượt là khuyết điểm lớn của bê tông mài khi thi công công trình.
4. Ốp sàn bằng gỗ tự nhiên

Nếu là người yêu thích phong cách thiết kế ấm áp, nhẹ nhàng, sàn nhà bằng gỗ tự nhiên sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. thường mang đến sự ấm áp. Không chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ, sàn gỗ còn có bề mặt cứng, chịu áp lực tốt, giảm ma sát, hạn chế trơn trượt. Ngoài ra, sàn gỗ còn được biết đến với khả năng cân bằng nhiệt độ cho không gian nhà ở, tạo cảm giác dễ chịu cho gia chủ.
Giống với đá tự nhiên, sàn gỗ thường có giá thành khá cao hơn. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, gỗ thường có hiện tượng co ngót.
5. Gỗ công nghiệp

So với gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp có giá thành hợp lý hơn. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ, gỗ công nghiệp sẽ không đem lại được tính thẩm mỹ cao như gỗ tự nhiên. Nhưng với công nghệ thiết kế hiện đại ngày nay, sàn gỗ công nghiệp đã có thể sở hữu những đường vân gỗ tinh tế, sắc nét, đẹp mắt. Sàn gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều trong căn hộ chung cư, mặt sàn công ty, doanh nghiệp,…
6. Gạch gốm

Với thành phần chủ yếu là đất sét được nung ở nhiệt độ cao, do đó gạch gốm có màu đỏ đất nung đặc trưng. Ngoài ưu điểm nổi bật là giá thành, gạch gốm còn gây chú ý bởi sự đa dụng – có thể sử dụng ở cả không gian trong nhà và cả sân vườn

Đối với những ngôi nhà thiết kế theo phong cách truyền thống, gạch gốm sẽ góp phần tạo ra không gian xưa cũ, bình dị, mộc mạc đậm chất hoài cổ. Gạch gốm lát nền thường sử dụng gốm mộc, bề mặt không tráng men, giữ được nét mộc mạc, chống trơn trượt hiệu quả.
7. Sàn đá tự nhiên
Đá tự nhiên có chi phí khá đắt đỏ, đi cùng đó là tính thẩm mỹ cao của loại vật liệu này. Nhắc đến đá tự nhiên, đá Marble và Granite là 2 loại được nhiều khách hàng ưa ái sử dụng vì có nhiều tính năng nổi bật. Điển hình như khó bị ăn mòn, có độ cứng cao và ít bị phai màu dù trải qua khoảng thời gian dài sử dụng.

Ốp sàn bằng đá thường phù hợp với những ngôi nhà ở vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm do sàn đá có thể điều hòa nhiệt độ, không khí trong nhà, giúp không gian sống thoáng mát hơn. Bên cạnh đó, sự trơn trượt, dễ ngã cũng là nhược điểm của loại vật liệu ốp sàn này.
8. Nhựa giả gỗ lát sàn
Do được cấu tạo từ các hạt nhựa PE, nên để tạo ra lớp phim vân gỗ bề mặt, nhà sản xuất đã tiến hành in trực tiếp lên các hạt nhựa hoặc kết dính lớp phim với lớp nhựa PE thành một khối. So với sàn gỗ tự nhiên, nhựa giả gỗ có khả năng chịu nước tốt hơn, có thể sử dụng được ở ngay cả phòng tắm, nhưng vẫn mang đến cảm giác chân thật. Nếu gia chủ thích sàn gỗ nhưng kinh phí không cho phép thì nhựa giả gỗ là một giải pháp cực hữu hiệu, giá thành phải chăng, đa dạng về mẫu mã, màu sắc.

Tuy nhiên, vật liệu cũng có một vài hạn chế: sàn nhựa sử dụng keo dính để dán vào bề mặt cốt nền nên theo thời gian lớp keo có thể bị khô dẫn tới sàn nhựa bị bong tróc mất thẩm mỹ.
9. Đá Terrazzo
Đá mài Terrazzo đang ngày càng được sử dụng phổ biến, không chỉ bởi vẻ độc đáo ấn tượng, mà đây là sản phẩm không nung, nên được xem như liệu xây dựng xanh – xu hướng thiết kế hiện nay.

Do được ép dưới áp lực cao nên đã Terrazzo có khả năng chịu lực rất tốt. Ở những thế kỷ trước, đá terrazzo được giới quý tộc châu Âu ưa chuộng và trở thành xu hướng. Chính vì thế khi kết hợp bất cứ phong cách nội thất nào, terrazzo vẫn đem đến vẻ đẹp khác biệt, sang trọng.
Hy vọng những chia sẻ của HiRon về 9 loại vật liệu ốp sàn phổ biến nhất hiện nay sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn khi thi công công trình