Xu hướng thiết kế kiến trúc thông minh đang ngày càng phát triển và được nhiều người sử dụng. Sở hữu một không gian sống thông minh sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời. Hãy cùng HiRon tìm hiểu thêm về điều này nhé!
1. Kiến trúc thông minh là gì?
Là sự kết hợp giữa phong cách nghệ thuật và bộ máy kỹ thuật xử lý thông minh. Hầu hết kiến trúc thông minh đều gồm 3 hệ thống lớn, còn được gọi là hệ thống 3A.
- Hệ thống tự động hoá kiểm toán (BA): nhằm đảm bảo các thiết bị cơ điện được quản lý và tự động hóa. Như đo lường các thông số về nhiệt độ, hàm lượng oxy và đưa ra cảnh báo cho người dùng.
- Hệ thống tự động hoá truyền thông (CA): bao gồm các loại thiết bị cung cấp phương tiện truyền thông hiện đại hoá, thông qua việc lắp đặt hệ thống rải dây tổng hợp kết cấu hoá.
- Hệ thống tự động hoá làm việc (OA): mang lại tiện lợi rất lớn như sử dụng biện pháp gọi điện thoại trực tiếp, điện thoại có hình, thư điện tử, hộp thư thoại, hội nghị truyền hình, tìm kiếm tin tức v.v. trong nước và quốc tế để kịp thời thu được các tin tức tình báo về tiền tệ, tài chính thương nghiệp, khoa học kỹ thuật và các tin tức mới nhất trong hệ thống kho tàng số liệu.

Hiện nay đã có thêm hệ thống tự động hoá phòng cháy chữa cháy (FA); hệ thống tự động hoá quản lý tin tức (MA) để tạo thành “hệ thống 5A”. Các hệ thống trong kiến trúc thông minh cần phải hợp thành một khối để mang đến công năng tối đa.
2. Các cơ chế hoạt động thông minh trong thiết kế kiến trúc
- Cơ chế nhận dạng: Dựa trên những thông tin được cài đặt sẵn, hệ thống sẽ nhận dạng và cho phép ghi nhớ lại các đặc điểm này. Trường hợp nhận dạng không thành công, hệ thống sẽ báo lỗi hoặc báo động tùy thuộc vào thiết lập. Ví dụ như cổng, cửa gara chỉ mở với những xe có biển số đã đăng ký với hệ thống; cửa tự động nhận dạng vân tay chỉ mở với đúng người; trong khoảng thời gian đêm, nếu có người lạ mặt trong phòng khách hệ thống sẽ báo động…

- Cơ chế lập trình sẵn: Đây là cơ chế cho phép hệ thống kiến trúc thông minh hoạt động theo lịch trình nhất định đã cài đặt. Đèn trước hiên sẽ bật vào 19h và tắt vào lúc 5h,; 22h các hệ thống cửa sẽ tự động đóng lại,…
- Cơ chế cảm ứng: Là cơ chế hoạt động linh hoạt dựa trên sự biến đổi trạng thái mà hệ thống ghi nhận được. Từ đó sẽ đưa ra hoạt động phù hợp. Tại khu vực cầu thang, vệ sinh, đèn sẽ tự động bật khi có người; tự động tắt sau một thời gian nhất định khi không có người. Hệ thống báo động sẽ thông báo khi cửa có những chấn động hơn mức bình thường (do phá hoại, đột nhập). Mái kính sẽ tự động đóng lại khi có mưa, hoặc khi nồng độ khói và nhiệt độ cao; hệ thống sẽ thông báo âm thanh để gia chủ kịp thời xử lý.
3. Kiến trúc thông minh mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống

- Kiểm soát ngôi nhà dễ dàng: Ở những không gian sống thông thường, việc điều chỉnh nhiệt độ, tắt mở đèn, mở rèm cửa khi ở xa là điều bất khả thi. Với kiến trúc thông minh, bạn hoàn toàn có thể thực hiện những điều đó một cách dễ dàng. Các thiết bị này đều cài đặt dựa trên cơ chế điều khiển bằng thiết bị thông minh như smartphone, ipad hay laptop. Các ứng dụng đều được thiết kế đơn giản; dễ sử dụng và phù hợp với hầu hết các đối tượng. Xu hướng kiến trúc này ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
- Bảo vệ ngôi nhà khỏi rủi ro: Ngoài sự tiện nghi, kiến trúc thông minh này sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên an toàn hơn. Cơ chế cảm ứng và nhận dạng sẽ giúp gia chủ bớt lo ngại về nguy cơ cháy nổ, rò rỉ hay trộm cướp đột nhập. Bạn sẽ dễ dàng theo dõi tình trạng xung quanh và bên trong ngôi nhà thường xuyên hơn.
- Tiết kiệm năng lượng: Kiến trúc thông minh giúp khắc phục hiện tượng dư thừa năng lượng do gia chủ không sử dụng. Các vật dụng đều được thiết lập, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của căn nhà. Do đó sẽ hạn chế tình trạng đèn, điều hòa mở khi phòng không có ai,…

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích về thiết kế kiến trúc thông minh. Hãy theo dõi HiRon để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.