Kiến trúc phố cổ Hội An là một trong những điểm đặc biệt thu hút du khách ghé thăm. Đây là một trong những cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Hãy cùng HiRon tìm hiểu ngay địa điểm này nhé!
Phố cổ Hội An ở đâu?

Hội An nằm ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn. Nơi đây cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Trong suốt thế kỷ XVII và XVIII, Hội An đã trở thành một trong những thương cảng quốc tế sầm uất nhất Việt Nam. Đây là nơi trao đổi, buôn bán với Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây.
Kiến trúc phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc. Từ phố xá, hội quán, nhà cửa, chùa, đình, miếu, giếng cổ, nhà thờ tộc,… Bên cạnh đó, các món ăn truyền thống hay tâm hồn của người dân nơi đây vẫn luôn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Hầu hết du khách khi ghé thăm khu phố cổ nổi tiếng này sẽ không sao quên được những vẻ đẹp trường tồn theo thời gian, mộc mạc và rất bình dị.

Những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng là mẫu nhà phổ biến nhất ở Hội An. Không gian sống này có nét đặc trưng là chiều ngang hẹp, chiều sâu dài, gần giống mẫu nhà ống hiện đại ngày nay. Vì nằm ở khu vực miền Trung có thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Thường xuyên chịu nhiều lũ lụt, nên các vật liệu xây dựng cần phải có sức chịu và độ bền cao.

Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Trung bình chiều ngang của các ngôi nhà tại Hội An sẽ từ 4 – 8m và chiều dài từ 10 – 40m. Tùy theo mỗi tuyến phố mà kích thước ngôi nhà có thể thay đổi. Bố cục của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.
Thiết kế nhà cổ Hội An
Hầu hết nhà cổ Hội An đều chia không gian sống thành từng khu vực cụ thể theo mục đích sử dụng. Như không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.

Những ngôi nhà ở Hội An đa phần đều được làm theo dạng hai mái. Trong đó nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà phải là hai nếp mái kế tiếp nhau. Bạn rất khó tìm thấy trường trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngoài ra, phần lớn nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái.
Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Mái ngói ở phố cổ được làm từ đất, nung thô, có đặc tính mỏng, hình vuông với mỗi cạnh khoảng 22cm và có dạng hơi cong. Cách lợp ngói cũng rất độc đáo – lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa. Tạo thành những dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ.

Ở trên đỉnh mái, phần nóc được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp. Cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối.
Lời kết
Phố cổ Hội An có các bố trí đường phố ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Những co phố thường ngắn và hẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Hãy theo dõi HiRon để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến trúc.