[Tìm hiểu các loại gạch – P8] Gạch đá lát sân vườn tự nhiên

Xu hướng sử dụng những mẫu đá lát sân vườn tự nhiên phối hợp cùng cảnh quan trong sân vườn bắt nguồn từ khu vườn Mesopotamian thời Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, xu hướng này đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các hạng mục lát lối đi, sân vườn hoặc các công trình công cộng. Hãy cùng HiRon tìm hiểu ngay loại gạch đá này thông qua bài viết dưới đây.

1. Chọn lựa đá lát sân vườn nào?

1.1 Đá Hoa Cương

[Tìm hiểu các loại gạch – P8] Gạch đá lát sân vườn tự nhiên

Đây là loại đá được sử dụng nhiều và phổ biến nhất hiện nay. Với ưu điểm nổi bật như độ cứng cao, màu sắc phong phú, đa dạng chủng loại, kết cấu đá chặt nên đá hoa cương hạn chế khả năng thấm nước. Thêm vào đó, loại đá này đặc biệt phù hợp với hầu hết các công trình từ lát sân vườn, lát hành lang, lối đi và cả lát tầng hầm để xe, những nơi chịu tác động lực rất lớn và cần sự bền vững.

1.2 Đá Bazan

Đá bazan là một loại đá tự nhiên ít phổ biến hơn, nhưng lại được sử dụng rất nhiều trong các hạng mục lát nền sân vườn hay lối đi tại các khu vực đông đúc. Theo đánh giá, đá bazan có độ cứng thấp hơn đá hoa cương, chỉ có những màu từ xám đến đen. Kết cấu của dòng đá này đặc, chắc và khó rạn nứt

1.3 Đá Cubic

[Tìm hiểu các loại gạch – P8] Gạch đá lát sân vườn tự nhiên

Đây là mẫu đá khối đá tự nhiên không bằng phẳng, thường có kích thước 10 x 10. Xét về độ phổ biến, đá Cubic không bằng những dòng khác. Loại đá này chỉ được sử dụng làm lối đi sân vườn là chủ yếu.

1.4 Đá Cẩm Thạch

Còn có tên gọi khác là đá Marble, đá cẩm thạch là một loại biến chất từ đá vôi và có cấu tạo không phân phiến. Thành phần cấu tạo chủ yếu của nó là canxit nên tương đối cứng chắc.

2. Bề mặt đá lát sân vườn sau khi hoàn thiện

Đá granite và đá bazan có bề mặt bóng như tráng gường sau khi hoàn thiện. Chúng dễ gây trơn trượt khi tiếp xúc với nước. Do đó, nếu sử dụng 2 loại đá này, gia chủ cần xử lý bề mặt cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Và ngày nay có 3 cách để khắc phục nhược điểm này.

[Tìm hiểu các loại gạch – P8] Gạch đá lát sân vườn tự nhiên
  • Xử lý bằng axit: axit có tác dụng bào mòn bề mặt đá, từ đó tạo độ nhám nhất định cho chúng. Không chỉ sử dụng ngoải sân vườn, phương pháp này còn được áp dụng cho khu vực phòng tắm, ban công,… Vì chỉ tạo độ nhám nhẹ nên dù có đi bằng chân trần bạn cũng không bị thường hay cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, loại đá này có giá thành tương đối cao nên rất ít khi được sử dụng cho khu vực sân vườn.
  • Phương pháp khò mặt: vì chi phí áp dụng thấp nên phương pháp này thường được sử dụng cho các không gian rộng lớn như trung tâm thương mại. Sau khi khò mặt, bề mặt đá có độ nhám rất cao, khá “sắc bén”, nên khi té có khả năng bị đau hoặc trầy xước.
  • Khò mặc và chải: sau kho khò mặc, đội ngũ thi công sẽ dùng lưỡi chải chải qua để giảm bớt độ nhám cho bề mặt nhưng vẫn giữ được sự gồ ghề tránh trơn trượt. Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong các công trình biệt thự, nhà phố,…
[Tìm hiểu các loại gạch – P8] Gạch đá lát sân vườn tự nhiên

3. Thi công đá lát sân vườn

Dù không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, nhưng quá trình thi công đá lát sân vườn vẫn có một số lưu ý cần chú trọng:

  • Độ dày đá thích hợp để lát sân là từ 3cm đến 5cm. Độ dày này giúp đảm bảo độ cứng, bền và chịu được va đập khi có ngoại lực tác động.
  • Nên sử dụng keo chuyên dụng để lát đá vì chúng có độ dãn nỡ tốt, giảm áp lực cho đá hơn hồ dầu. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ rạn nứt trong quá trình sử dụng.
  • Chống thấm và rêu mốc cho đá là vấn đề cần được gia chủ quan tâm. Ngoải sử dụng dung dịch chống thấm, bạn nên yêu cầu dùng thêm một lớp chống thấm bên trên bề mặt sau khi thi công.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về đá lát sân vườn. Hãy theo dõi HiRon thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều loại gạch, đá phổ biến hiện nay