Xây dựng lối thoát hiểm cho nhà ống là một trong những vấn đề quan trọng nhưng lại rất ít người quan tâm. Chính sự chủ quan đã khiến nhiều tình trạng thương tâm xảy ra. Ở bài viết dưới đây, HiRon sẽ gợi ý cho bạn 6 cách bố trí lối thoát hiểm cho nhà ống.
1. Nguy hiểm của nhà ống khi có sự cố

Phần lớn nhà ống đều có hình chữ nhật với chiều ngang nhỏ hẹp hơn chiều dài của ngôi nhà. Mật độ dân cư đông đúc cũng giá đất đắt đỏ là những lý do khiến mẫu nhà ống san sát nhau ngày càng thịnh hành. Thêm vào đó, hầu hết gia chủ đều chỉ chú trọng vấn đề thiết kế kiến trúc khi xây dựng như phân bố phòng, trang trí không gian,… mà quên đi bố trí phương hướng thoát hiểm khi gặp sự cố, dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.
Không chỉ vậy, mọi người thường sợ trộm cắp nên càng cố gắng xây nhà kín đáo với nhiều lớp cửa khóa, che chắn bằng gạch hoa,… để đảm bảo an toàn, tuy nhiên điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả gia đình. Vì những đặc điểm này mà nhà ống rất khó để thiết kế phòng cháy theo tiêu chuẩn thông thường.
2. Bố trí lối thoát hiểm giúp đảm bảo an toàn cho gia đình
2.1 Nên có sân thượng và giếng trời

Đây được xem là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu quả nhất cho nhà ống. Tùy vào địa hình của khu vực sinh sống mà gia chủ có thể bố trí lối thoát hiểm trang nhà hàng xóm kế bên. Bên cạnh đó, giếng trời sẽ giúp thất thoát bớt khí độc do cháy nổ gây ra.
2.2 Bố trí thêm cửa thoát hiểm phía sau hoặc bên hông nhà
Nếu ngôi nhà của bạn có nhiều mặt tiền, hãy bố trí thêm nhiều cửa thoát hiểm để phòng trường hợp bạn không thể thoát ra được bằng cửa chính. Các cửa phụ nên có chốt khóa đơn giản, dễ vận hành và hoạt động tốt.
2.3 Nên xây ban công

Nhà ống nên có thêm ban công với lan can để đảm bảo an toàn cho gia chủ. Khu vực này vừa có thể trở thành nơi thư giãn vừa có thể trở thành lối thoát hiểm khi gặp sự cố. Thêm vào đó, ban công có thể giúp tạo sự thông thoáng, tránh ngạt khói khi ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn.
2.4 Thiết kế thang thoát hiểm lên tầng mái
Tầng mái của nhà ống hầu hết được thiết kế theo dạng bằng phẳng, do đó bạn có thể bố trí thanh kỹ thuật từ sân thường hoặc bất kỳ khu vực nào thuận tiện để lên được tầng mái. Các loại thang này nên được làm bằng thép trực tiếp vào tường hay thang rời kiểu chữ A.
2.5 Mỗi phòng nên có 2 lối thoát hiểm

Trong mỗi tầng hay mỗi căn phòng, ngoài cửa chính, bạn nên xem xét bố trí thêm những một vài lối thoát hiểm khác. Chẳng hạn như cửa sổ, ban công,…
2.6 Làm cửa chính dạng mở ra ngoài
Mẫu cửa quay ra ngoài sẽ giúp quá trình thoát hiểm diễn ra dễ dàng hơn. Những mẫu cửa sắt, cửa kéo, cửa cuốn đều không thuận tiện để làm lối thoát cho ngôi nhà. Đặc biệt là khi hỏa hoạn, mất điện,… các dạng cửa này rất khó hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, những cửa phòng, cửa ban công hay sân thượng nên dùng cửa chốt khóa loại hãm, hạn chế dùng chìa.

Ngoài cửa thoát hiểm, mỗi gia đình nên trang bị thêm thiết bị chống cháy hoặc bình xịt chữa cháy mini để kịp thời xử lý hỏa hoạn, chờ đội cứu hộ đến hỗ trợ. Hãy theo dõi HiRon thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.